Sáng kiến kinh nghiệm

Thầy Ngô Văn Liêm

Thầy Ngô Văn Liêm

Sáng kiến kinh nghiệm về Công tác quản lý lớp trong buổi học
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 
     - Họ và tên: Ngô Văn Liêm
     - Chức danh: giáo viên
    - Đơn vị công tác: Trường tiểu học Đông Hòa 5
 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Công tác quản lý lớp trong buổi học
 2. Về mặt lý luận:
  - Căn cứ Quyết định số 14/2007 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
  - Căn cứ hướng dẫn số 5150/TH ngày 17 tháng 6 năm 2002 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc dạy và học viết chữ ở tiểu học.
   - Căn cứ tình hình thực tế của trường tiểu học Đông Hòa 5.
 3. Thực trạng yêu cầu:
 a.Thuận lợi:
  - Trường tiểu học Đông Hòa 5 luôn được các cấp, các ngành, chi bộ trường và nhân dân, phụ huynh trong địa bàn luôn tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần. Được sự chỉ đạo cụ thể của phòng giáo dục và đào tạo huyện An Minh, của ban giám hiệu nhà trường. Được sự hỗ trợ của Ban phụ huynh học sinh, của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Nhà trường luôn quan tâm về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học... Đa số học sinh trong trường đủ điều kiện đến trường, các em chăm học, lễ phép.
 b. Khó khăn:
  - Trường tiểu học Đông Hòa 5 có địa bàn tương đối rộng, nhiều kênh, rạch, giao thông nông thôn còn gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa. Dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông nên cuộc sống còn gặp khó khăn đôi lúc chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến con em mình. Chủ yếu giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm. Trình độ, nhận thức của học sinh không đồng đều, giáo dục nề nếp học tập cho các em trong đơn vị chưa thống nhất với nhau, sinh hoạt hàng ngày cũng có sự khác nhau cũng làm cho việc giáo dục học sinh về nề nếp học tập còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến chất lượng học tập chưa đạt như mong muốn.
  - Qua những khó khăn trên, nên việc xây dựng cho học sinh những thói quen về nề nếp, đạo đức tốt là điều thực sự cần thiết. Vì thế bản thân đưa ra những giải pháp nhằm giúp các em có nề nếp, đạo đức tốt, ý thức tự giác trong học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi.    
4. Nội dung chính của đề tài:
 a. Tự quản lớp đầu giờ học:
  - Đến lớp đúng giờ: không đến sớm hơn so với quy định của trường của lớp cũng không đến trễ. Đối với học sinh trong tổ trực nhật lớp đã được phân công sẽ đi sớm hơn 10 phút. Giờ giấc học tập của học sinh ở lớp cần phối hợp thông báo với phụ huynh cụ thể. Để phụ huynh tiện theo dõi giờ giấc đi học đi về của con em mình.
VD: Buổi chiều: 12 giờ 45 đến 1 giờ phải có mặt ở lớp.
                    1 giờ có trống vào lớp
                     4 giờ 45 ra về.
  - Giao nhiệm vụ cho tổ trưởng, lớp trưởng theo dõi giờ giấc của các bạn. Báo cáo giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm cũng quan tâm chú ý việc thực hiện giờ giấc của học sinh và nhắc nhở để thực hiện tốt.
  - Hoạt động vui chơi đầu giờ của học sinh giáo viên chủ nhiệm thường xuyên hướng dẫn các em chơi những trò chơi có ích, không chơi trò chơi nguy hiểm. Biết bảo quản tài sản của nhà trường. Học sinh tự quản nhau và nhắc nhở bạn khi bạn làm những việc chưa tốt hoặc báo cáo giáo viên để kịp thời nhắc nhở.
 b. Vệ sinh trường lớp đầu giờ:
  - Lớp học phải có bộ đồ dùng vệ sinh lớp, để đúng nơi quy định trong lớp. Đối với lớp 4/1 có 25 bạn chia làm 5 tổ. Mỗi tổ trực lớp một buổi, mỗi buổi dành khoảng mười phút, mỗi thành viên trong tổ được tổ trưởng phân công, công việc cụ thể một việc như: vệ sinh trong phòng, trước phòng học, lao bảng... Lớp trưởng lớp phó theo dõi, nhắc nhở nếu tổ nào thực hiện chưa tốt. Giáo viên tuyên dương tổ nào thực hiện tốt vệ sinh lớp, để động viên cũng như làm gương cho các tổ khác.
 c. Kiểm tra đồ dùng học tập, bài học đầu giờ:
  - Để thực hiện nhiệm vụ này giáo viên sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh hợp lý; học sinh học khá, giỏi, có nề nếp học tập tốt ngồi cạnh học sinh trung bình, học sinh yếu, học sinh chưa thực hiện tốt quy định nề nếp của lớp.
  - Đối với học sinh thường quên đồ dùng học tập ở nhà:
   Giáo viên giao nhiệm vụ cho bạn ngồi cạnh bên kiểm tra đồ dùng học tập giúp bạn, khi có trống vào lớp, học sinh thường quên đồ dùng mang đồ dùng ra xem lại đối chiếu với thời khóa biểu xem có đúng với những môn học hôm nay không, bạn được phân công theo dõi giám sát, sau đó báo cáo lại giáo viên. Khi nào học sinh thực hiện tốt thì không thực hiện nhiệm vụ này nữa.
  - Đối với việc kiểm tra bài học ở nhà:
  Học sinh thực hiện nhiệm vụ này ngay khi có trống vào lớp, Giáo viên giao nhiệm vụ cho bạn ngồi cạnh bên kiểm tra bài ở nhà giúp bạn. Nhiệm vụ được giao cụ thể môn học nào học sinh học yếu hoặc học sinh thường không học ở nhà.
VD: Đối với môn toán, học sinh yếu mang bài ở nhà ra dề kiểm tra. Học sinh được giao nhiệm vụ giúp bạn xem bài, sửa bài nếu bạn làm bài chưa đúng. Đầu giờ học toán, nêu nhận xét, báo cáo lại với giáo viên về bài làm của bạn.
 d. Trong giờ học:
  - Giao nhiệm vụ cho em khá giỏi kèm bạn yếu qua từng tiết học, bài học trong mọi giờ học. Đồng thời cũng tiện cho giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh học tập và theo dõi kết quả học tập của các em qua từng bài học. Cần chú ý phát triển tư duy nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh khá giỏi, học sinh có năng lực đặt biệt. Qua đó thường xuyên kiểm tra động viên khuyến khích học sinh khi các em có dấu hiệu tiến bộ qua từng tiết học, buổi học.      
 đ. Cuối buổi học:
  - Giáo viên dành thời gian khoảng 10 phút hướng dẫn học sinh luyện viết chữ đẹp vào vở luyện viết. Giáo viên hướng dẫn các em viết đúng theo ..... Trong khi học sinh viết giáo viên theo dõi uốn nắn chữ viết cho các em. Giao bài viết ở nhà. Kiểm tra, nhận xét bài viết trong giờ luyện viết hôm sau. Quan tâm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu viết chữ đẹp để nâng cao nét viết, tạo nguồn tham gia phong trào thi viết chữ đẹp.
 g. Trước khi ra về:
- Học sinh chuẩn bị sắp xếp lại đồ dùng đầy đủ tránh quên lại đồ dùng ở lớp. Giáo viên nhận xét buổi học, hoạt động nào tốt, hoạt động nào chưa tốt, môn nào học tốt, môn nào còn hạn chế để rút kinh nghiệm. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho ngày sau, cụ thể từng môn học cần làm bài, cần học bài. Tuyên dương học sinh học tập tốt, dặn dò học sinh khác làm theo.
 5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng:
  - Áp dụng thực hiện những việc làm trên, trong năm học này lớp 4/1 đã có nề nếp tốt. Tham gia tích cực các phong trào của trường, của ngành tổ chức. Đi học đều đúng giờ, lớp học luôn giữ vệ sinh tốt, học sinh có đủ đồ dùng học tập, ít trường hợp để quên đồ dùng ở nhà. Trong giơ học luôn nghiêm túc, chú ý vào bài học, học tập tích cực có nhiều tiến bộ.
  - Tổng số học sinh: 25   Nữ: 8
 a. - Kết quả cuối học kì I năm học: 2013-2014
Môn Giỏi % Khá % T bình % Yếu %
Toán 5 20 8 32 10 40 2 8
T.Việt 2 8 6 24 17 68    
 - So khảo sát đầu năm
Môn Giỏi % Khá % T bình % Yếu %
Toán     3 12 19 76 3 12
T.Việt 2 8 5 20 15 60 3 12
 
 b. Phong trào thi viết chữ đẹp:
Năm học 2011-2012 học lớp 3 Năm học 2012-2013 lên lớp 4
Không đạt giải cấp huyện 1 giải ba cấp huyện
 
Năm học 2012-2013 học lớp 3 Năm học 2013-2014 lên lớp 4
1 giải ba cấp trường 1 giải nhất, 1 giải nhì cấp trường
 
 6. Kết luận
  - Bản thân đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến trên cho lớp 4/1 mình được phân công, qua hai năm thực hiện đã đạt được kết quả tốt, được đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường ghi nhận, thực tế đã phản ánh sự khác biệt giữa lớp 4/1 với một vài lớp khác trong đơn vị. Những chia sẻ nhỏ trên có thể áp dụng rộng rãi trong đơn vị.
  - Kiến nghị: Rất mong Ban giám hiệu trường tiểu học Đông Hòa 5 quan tâm sáng kiến nhỏ này, tạo điều kiện sinh hoạt chuyên đề, để áp dụng vào đơn vị và giám sát sự tiến bộ khi vận dụng vào thực tế.
 
Xác nhận của hiệu trưởng                                                                         Người báo cáo
 
 
                                                                                                                     Ngô Văn Liêm
 
 
                                            

Tải về máy

Tác giả bài viết: NGÔ VĂN LIÊM

Nguồn tin: VÕ THỊ LÀNH